Khám Phá Từ A-Z Quy Trình Thi Công Xây Dựng Chuyên Nghiệp Của Alico

Trong quá trình xây dựng công trình, việc tuân thủ một quy trình thi công chuyên nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ đảm bảo tiến độ, giảm sai sót trong quá trình thi công mà còn đáp ứng chất lượng công trình. Tại Alico, chúng tôi tự hào với một quy trình thi công xây dựng chuyên nghiệp, khép kín từ khâu thiết kế đến hoàn thiện để mang đến cho khách hàng những công trình chất lượng nhất.

1.Tầm quan trọng của quy trình thi công xây dựng?

1.1. Đảm bảo chất lượng công trình

Một quy trình thi công xây dựng chuyên nghiệp là chìa khóa để đảm bảo chất lượng của công trình. Từ khâu chuẩn bị mặt bằng, tính toán kỹ thuật, lựa chọn vật liệu, thi công xây dựng, đến giai đoạn hoàn thiện, mỗi bước được thực hiện một cách khoa học và chính xác góp phần tạo nên một công trình thẩm mỹ, bền vững theo thời gian.

1.2. Tuân thủ các quy định pháp lý

Trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều quy định pháp lý nghiêm ngặt liên quan đến an toàn lao động, môi trường, và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Một quy trình thi công xây dựng chuyên nghiệp đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đều tuân thủ các quy định này, giảm thiểu rủi ro pháp lý và đảm bảo an toàn lao động.

1.3. Tối ưu hóa thời gian và chi phí

Khi có một quy trình thi công xây dựng rõ ràng và chuyên nghiệp, các công đoạn được thực hiện theo một trình tự logic, tránh được sự lãng phí thời gian và công sức. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí xây dựng, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và ngân sách dự kiến.

2. Quy trình thi công xây dựng chuyên nghiệp của Alico

Bất kể công trình nào dù là nhà phố, khách sạn, villa, trường học, siêu thị…Alico luôn có quy trình thi công bài bản, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao nhất.

2.1. Khoan khảo sát địa chất

Trước khi bắt đầu bất kỳ dự án xây dựng nào, Alico luôn tiến hành khảo sát kỹ lưỡng địa điểm xây dựng, nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý liên quan. Trong đó, khoan khảo sát địa chất là bước đầu tiên vô cùng quan trọng được thực hiện như sau:

- Bước 1: Tiếp nhận nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật khoan, lập hợp đồng và lập kế hoạch triển khai các bước khoan.

- Bước 2: Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi khoan

- Bước 3: Xác định vị trí và cao độ miệng khoan

- Bước 4: Làm nền khoan và lắp ráp thiết bị khoan, chạy thử máy.

- Bước 5: Tiến hành công tác khoan thăm dò, thu thập các tài liệu địa chất và các loại mẫu, làm các thí nghiệm trong lỗ khoan.

- Bước 6: Chuyển giao các loại mẫu đến nơi quy định.

- Bước 7: Kết thúc lỗ khoan, lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường, di chuyển sang lỗ khoan mới.

- Bước 8: Lập hồ sơ, hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò của công trình.

- Bước 9: Tổ chức nghiệm thu công tác khoan khảo sát địa chất.

- Bước 10: Giao hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất, nghiệm thu thanh lý hợp đồng.

2.2. Định vị công trình

Định vị công trình là khâu vô cùng quan trọng trong quy trình thi công xây dựng nhằm xác định đúng vị trí, đúng hướng, đúng kích thước của dự án. Các bước định vị công trình như sau:

- Bước 1: Nhận mốc, chỉ giới, cao độ

- Bước 2: Xác định vị trí trục tim, móng công trình

- Bước 3: Lập mốc chuẩn bị thi công

- Bước 4: Phân đoạn thi công

- Bước 5: Xác định kích thước móng

2.3. Chuẩn bị mặt bằng thi công

Chuẩn bị mặt bằng giúp xác định chính xác vị trí và kích thước của công trình trước khi bắt đầu thi công. Điều này đảm bảo rằng công trình sẽ được xây dựng theo đúng bản vẽ và đúng vị trí quy định.

- Bước 1: Don và thoát nước mặt bằng

- Bước 2: Lắp đặt hệ thống kỹ thuật thi công

- Bước 3: Lắp đặt các biển báo, chỉ dẫn thi công an toàn lao động

- Bước 4: Nghiệm thu

2.4. Tiếp nhận vật tư

Sau khi chuẩn bị mặt bằng thi công sẽ đến giai đoạn tiếp nhận vật tư bao gồm vật liệu xây dựng, thiết bị, vật tư bán thành phẩm, hồ sơ, các giấy tờ ghi chép trong quá trình giao nhận.

2.5. Xử lý thi công nền móng

Xử lý thi công nền móng đúng cách giúp tạo ra một căn nhà hoặc công trình vững chắc, ổn định và bền vững theo thời gian. Quá trình xử lý này giúp loại bỏ đất yếu, không đồng đều, nền đất không ổn định, đảm bảo nền móng được đặt trên một bề mặt chắc chắn.

Quá trình xử lý nền móng chia thành 2 loại: móng băng và móng đơn

- Móng băng: Là loại móng được sử dụng để phân bố đều tải trọng của công trình xuống một diện tích rộng hơn, thường được dùng cho các công trình có tải trọng lớn như nhà cao tầng, nhà có diện tích lớn. Móng băng được thi công bằng cách đào rãnh móng, sau đó đổ bê tông gia cố thép vào trong rãnh.

- Móng đơn: Là loại móng được sử dụng để đỡ một cột hoặc trụ riêng lẻ, thường được dùng cho các công trình có tải trọng nhỏ như nhà cấp 4, nhà phố. Móng đơn được thi công bằng cách đào hố móng, sau đó đổ bê tông gia cố thép vào trong hố. 

2.6. Thi công phần thân

Thi công phần thân bao gồm cột bê tông - cột thép đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cấu trúc của một công trình xây dựng giúp cho công trình ổn định và chắc chắn theo thời gian.

Dưới đây là 9 bước quy trình thi công xây dựng phần thân

- Bước 1: Lắp đặt cốt thép

- Bước 2: Nghiệm thu cốt thép

- Bước 3: Gia công lắp đặt cốt pha

- Bước 4: Nghiệm thu cốt pha

- Bước 5: Chuẩn bị đổ bê tông cột

- Bước 6: Chống thấm

- Bước 7: Tháo dỡ ván khuôn

- Bước 8: Đo đạc, xử lý sai sót

- Bước 9: Nghiệm thu cột

2.7. Xây tường

Sau bước thi công phần thân sẽ chuyển sang phần xây tường. Giai đoạn này đảm bảo cho tường được xây đúng thẩm mỹ và đúng tiến độ của dự án.

Các bước xây tường như sau:

- Định vị: Định vị mực đường và đường tô trên sàn bê tông. Sau đó, tiến hành gạch chéo 1 đường tại vị trí bổ trụ, gạch chéo 2 đường tại vị trí cửa.

- Tiến hành xây tường: Quá trình này cần tuân thủ các bước sau:

+ Tưới nước ẩm cho gạch trước khi xây

+ Xây hàng gạch đầu tiên định vị chân tường

+ Tiến hành xây tường, chiều cao mỗi đợt xây chỉ nên giới hạn khoảng 1.5m chờ vữa đông kết. Sau 24h sẽ tiến hành xây tường đợt 2.

2.8. Tô trát tường

Trước khi tiến hành tô trát tường cần phải tưới ẩm tường gạch. Việc tưới ẩm giúp tường không bị mất nước, tránh tình trạng bong tróc, nứt tường sau khi tô.

Ngoài ra, trong quá trình tô trát cần tô từ dưới lên, bề dày lớp tô tối đa 20mm để đảm bảo độ dính của tường ổn định. Riêng với các mảng tường tô dày trên 20mm thì nên tô thành nhiều lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 8 giờ.

2.9. Tô cạnh cửa

Giai đoạn tô cạnh cửa cũng đóng vai trò then chốt trong quy trình thi công xây dựng tại Alico. Trước khi tô cạnh cửa cần đảm bảo bề mặt cửa đã được làm sạch hoàn toàn, không còn bụi bẩn, dầu mỡ hoặc các vật liệu dư thừa khác.

2.10. Vệ sinh sau khi tô trát

Trong quy trình thi công xây dựng, giai đoạn vệ sinh sau khi tô trát cũng quan trọng không kém. Quá trình vệ sinh sau khi tô cần đảm bảo một số lưu ý như sau:

- Thường xuyên kiểm tra công tác sàng sát, nước sử dụng và trộn vữ của đội thi công để đảm bảo vật tư đúng yêu cầu, vữa trộn đúng cấp phối và không lẫn tạp chất.

- Việc thiếu sáng trong thi công tô trát chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Công tác tưới ẩm tường trước khi tô là rất quan trọng, phải được kiểm tra thường xuyên và có biện pháp xử phạt tình trạng không tuân thủ.

- Kiểm tra công tác ghém và tô thật kỹ tại các vị trí lỗ cửa để tránh tình trạng sai kích thước lỗ cửa sau khi tô.

- Tình trạng tường tô trát vát ra dưới chân tường rất phổ biến do tư thế thao tác thiếu thoải mái của người thợ. Do đó, phải kiểm soát chặt chẽ phần tô khu vực chân tường.

- Phải kiểm tra độ phẳng của tường trong quá trình tô trát khi vữa tô chưa ninh hết. Nên kiểm tra bằng thước thẳng dài 2m trở lên.

- Kiểm tra kỹ việc tuân thủ quy trình đối với các mảng tường phải tô trát dày.

- Kiểm tra thường xuyên công tác tưới nước bảo dưỡng tường tô để tránh tình trạng nứt tường.

2.11. Láng nền - Lát sàn - Ốp tường

Láng nền nhằm mục đích tạo ra một bề mặt phẳng, đồng đều, và có độ cứng cơ học tốt để làm nền cho việc lát sàn.

Lát sàn giúp bề mặt trải sàn mịn màng, đẹp mắt và dễ dàng vệ sinh. Ngoài ra, lát sàn còn giúp cách âm, cách nhiệt và tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.

Ốp tường giúp bảo vệ tường khỏi các yếu tố bên ngoài như nước, ẩm, bụi bẩn và vết trầy xước. 

Quy trình thực hiện 3 công đoạn này như sau:

- Xác định kích thước cần lát

- Chuẩn bị mặt nền, sàn đầm chặt. tạo mặt phẳng

- Lát hàng làm chuẩn

- Lát đại trà

- Nghiệm thu

2.12. Thi công cầu thang

Cầu thang là phần kết nối hệ thống giao thông nội bộ trong công trình một cách thuận tiện và an toàn. Việc thi công cầu thang phải đảm bảo tính chắc chắn, an toàn và dễ sử dụng để người dùng có thể di chuyển giữa các tầng một cách dễ dàng

Quy trình thi công cầu thang như sau:

- Lắp đặt cốt pha

- Lắp đặt cốt thép

- Nghiệm thu cốt pha, cốt thép

- Đổ bê tông, bảo dưỡng

- Dỡ ván khuôn

- Xử lý khiếm khuyết

- Xây bậc cầu thang

- Nghiệm thu

2.13. Lắp trần - Đắp nổi

Lắp trần giúp tạo bề mặt phẳng ở phía trên, giúp không gian trở nên hoàn thiện và chắc chắn hơn. Đồng thời, việc đắp nổi cũng là cách tạo ra các chi tiết trang trí hoặc điều chỉnh bề mặt trần để tạo điểm nhấn cho không gian.

Quy trình thi công xây dựng lắp trần - đắp nổi như sau:

- Xác định kích thước cần làm

- Gia công, lắp đặt, cố định giàn treo trần

- Gia công, lắp đặt, cố định giàn tâm trần

- Nghiệm thu theo buồng

- Đắp nổi các chi tiết

- Nghiệm thu

2.14. Lắp chỉnh cửa - Đồ mộc

Chỉnh cửa và các sản phẩm đồ mộc tạo nên cấu trúc cơ bản của không gian. Chúng định hình không gian bên trong và bên ngoài của công trình, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc thi công các phần khác như trần, tường và sàn.

Quy trình thi công xây dựng lắp chỉnh cửa - đồ mộc như sau:

- Lắp dựng các loại cửa

- Lắp chỉnh các cửa vào khuôn

- Lắp hoàn chỉnh cửa, lắp khóa

- Nghiệm thu từng cửa

- Lắp các bộ phận bằng gỗ, tủ bếp, lan can

- Nghiệm thu từng bộ phận

2.15. Lắp đặt thiết bị kỹ thuật

Thiết bị kỹ thuật như hệ thống điện, hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống điều hòa không khí, và hệ thống thông gió đều là những yếu tố không thể thiếu trong một công trình xây dựng. Việc lắp đặt chính xác và chất lượng đảm bảo hoạt động hiệu quả của các hệ thống này, giúp tạo ra một môi trường sống và làm việc thoải mái và an toàn.

Quy trình thi công xây dựng lắp đặt thiết bị kỹ thuật như sau:

- Lắp đặt

- Nghiệm thu lắp đặt

- Vận hành thử

- Nghiệm thu vận hành từng thiết bị

- Nghiệm thu vận hành toàn thiết bị

- Xử lý khiếm khuyết

2.16. Sơn phủ bề mặt và lắp đặt nội thất

Sơn phủ giúp bề mặt mịn màng, đồng đều và bảo vệ các vật liệu xây dựng khỏi ảnh hưởng của thời tiết, môi trường và tác động từ bên ngoài. Trong khi đó, việc lắp đặt nội thất giúp tạo không gian sống và làm việc tiện nghi, thoải mái và phản ánh được phong cách và sở thích của gia chủ.

3. Alico - Đơn vị thi công xây dựng chuyên nghiệp hàng đầu tại Đà Nẵng

3.1. 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng, Alico tự tin khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Chúng tôi đã thực hiện thành công nhiều dự án lớn nhỏ, từ nhà ở, biệt thự đến các công trình công nghiệp và dân dụng. Đồng thời, Alico luôn nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ phía khách hàng.

3.2. Đội ngũ nhân viên đông đảo và lành nghề

Alico tự hào sở hữu đội ngũ nhân viên đông đảo, giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực xây dựng. Tất cả các thành viên đều được đào tạo chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

3.4. Tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí

Với quy trình thi công hiệu quả và sự điều phối chặt chẽ giữa các bộ phận, Alico cam kết mang đến cho khách hàng sự tiết kiệm về thời gian và chi phí. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và không ngừng nỗ lực để cải thiện hiệu quả công việc.

Trong lĩnh vực xây dựng, quy trình thi công xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của dự án. Alico hiểu rõ điều này và luôn nỗ lực để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Hãy liên hệ Alico ngay hôm nay để đội ngũ chuyên gia chúng tôi tư vấn cho bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!